“www là gì? Viết tắt của từ nào?” là một trong những thắc mắc thường xuyên của người dùng internet.Cùng Addo tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết bên dưới nhé!
Website là gì? Trang web là gì? Đây là câu hỏi mà một số người hiện nay vẫn thường thắc mắc tìm hiểu. Có thể bạn thường xuyên truy cập vào các trang website hằng này hằng giờ để xem thông tin hoặc để mua hàng, nhưng vẫn không thực sự hình dung được website là gì? Việc bạn thực hiện các thao tác tìm kiếm thông tin trên Google và được đưa ra những trang chứa nội dung giải đáp, hay vào Facebook để đọc tin tức,... thì những trang đó đều được gọi chung là website!
Website là nơi tập hợp các thông tin có chứa nội dung dưới dạng văn bản, chữ số, âm thanh, hình ảnh, video, v.v… và được lưu trữ trên máy chủ (web server) giúp chúng ta có thể truy cập từ xa thông qua mạng Internet.
Về cách phát âm, sau khi đã Việt hóa, đọc là "goép-sai", chứ không phải là "guét-sai" hay "trang guét". Tất nhiên, dù bạn nói theo cách nào đi chăng nữa thì tất cả chúng ta cũng đều hiểu rằng bạn đang nói đến Website. Nhưng dĩ nhiên, để không vô tình làm giảm giá trị của bản thân thì chúng ta tuyệt nhiên không nên phát sai chính tả!
Dịch từ website tiếng anh thì như thế này
Vậy thì website = web site, có thể gọi là “trang mạng”. Trước đây, nhiều người vẫn thường dùng thuật ngữ này. Nhưng giờ thì chỉ còn ít người sử dụng chúng.
Trong nội dung tài liệu quy định của Việt Nam, các website thường được gọi chung với tên là “trang thông tin điện tử”. Cách gọi này khá dài, nhưng đó lại là chính tắc. Do đó, chúng ta nên biết để có thể sử dụng cho đúng.
Xem thêm: Tại sao doanh nghiệp cần có Website?
Trang thông tin điện tử là hệ thống thông tin dùng để thiết lập cho một hoặc nhiều trang thông tin khác nhau. Chúng đều được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, video, âm thanh và các dạng thông tin phục vụ cho việc cung cấp cũng như sử dụng thông tin trên Internet.
Website = Trang thông tin điện tử.
Vậy giữa “website” và “trang web” thì khác nhau như thế nào?
Trang web là một trang cụ thể nào đó của website. Trong tiếng anh gọi là “web page” hoặc có thể gọi ngắn gọn hơn là “pages”. Đây là một nội dung được hiển thị trực tiếp trên các trình duyệt khác nhau dành cho người đọc, như: Google Chrome, Firefox, Yandex, Opera, Microsoft Internet Explorer, Edge, Safari,...
Ví dụ: Website Addo.vn có các trang web như "website là gì?" Content là gì?,…"
Một website sẽ bao gồm 1 hoặc nhiều trang web con bên trong.
Tuy nhiên, trên thực tế thì nhiều người vẫn gọi nhầm là trang web khi muốn đề cập đến một website. Kiểu như “trang web của bạn có đẹp không?”, “cửa hàng của bạn có trang web không?”…
Cấu tạo của một website có thể bao gồm một trang web hay nhiều trang web khác nhau. Đồng thời, cách phân loại danh mục của các website khác nhau thì sẽ tùy thuộc theo yêu cầu cảu từng chủ doanh nghiệp khác nhau. Ví dụ như: Website bán hàng sẽ có cấu tạo khác với website tin tức.
Các nội dung này thông thường sẽ được hiển thị theo dạng html. Và chúng có thể được lưu trữ ở một máy chủ gọi là host. Nơi này sẽ giúp lưu trữ toàn bộ nội dung thông tin của trang web đó, bao gồm: Text, hình ảnh, video,…
Để website hoạt động được trên môi trường internet cần phải có đủ 3 thành phần chính, đó là: Source code (mã nguồn của website), web hosting và tên miền (domain).
Source code là thành phần tạo nên các cấu trúc của website. Và nó sẽ được các lập trình viên thiết kế và xây dựng. Các cấu trúc hay thiết kế bên ngoài của website có phức tạp hay đơn giản, tốc độ vận hành nhanh hay chậm thường do phần code này quyết định là chính. Ngoài ra, phần source code của website còn quyết đinh độ chuẩn SEO của website đó. Nếu code được thiết kế không chuẩn xác theo đúng yêu cầu của các công cụ tìm kiếm thì việc SEO website sẽ trở nên rất khó khăn, thậm chí là không thể lên top được.
Web hosting là phần lưu trữ source code và các thành phần khác (như nội dung hình ảnh của website đó). Hosting giống như là khu đất dùng để xây ngội nhà (website) trên đó.
Tên miền là địa chỉ của website mà bạn cần phải biết mỗi khi muốn truy cập vào một trang web bất kỳ nào đó. Nó giúp cho tất cả máy tính ở khắp mọi nơi khác nhau đều có thể trỏ về duy nhất một địa chỉ được chỉ định. Tên miền có vai trò giống như địa chỉ cụ thể của một ngôi nhà, và dựa vào đó thì người dùng mới có thể tìm tới để thăm nhà bạn được. Nó còn có thể bao gồm thêm các tên miền phụ (hay được gọi là subdomain).
Khi nói đến website, chúng ta sẽ thường hay nghe nhắc đến giao diện của website. Vậy giao diện của website bao gồm những thành phần nào? Hãy cùng Addo.vn tham khảo các thành phần phổ biến nhất hiện nay của giao diện website nhé!
Đây là phần đầu trang, và thường được hiển thị trên tất cả các trang con của website. Bao gồm các thành phần như: Logo, menu điều hướng, hotline, email, địa chỉ, phần đăng ký / đăng nhập, thanh tìm kiếm, giỏ hàng, lựa chọn ngôn ngữ,…
Bên dưới header thường được thiết kế một đoạn giới thiệu ngắn để mô tả về thông tin doanh nghiệp. Hay người ta cũng có thể sử dụng phần slide hình ảnh đi kèm thông tin giới thiệu về sản phẩm / dịch vụ của chủ sở hữu Website đó.
Phần này thường được thiết kế với các hình ảnh thu hút và hấp dẫn nhất mà website đó có. Ví dụ như: Chương trình khuyến mãi, sản phẩm mới, sản phẩm đang hot,... hay slogan (khẩu hiệu) của doanh nghiệp đó.
Trên các ảnh thường sẽ được bố trí thêm các nút kêu gọi hành động (Call to Action - CTA), chẳng hạn như: “Liên hệ” hoặc “Gọi ngay”.
Các ảnh có thể được thiết kế để trượt ngang (dạng slide) hoặc hiển thị theo một trục nào đó với hiệu ứng đi kèm (dạng carousel), giúp trải nghiệm khi nhìn vào chúng sẽ trở nên đẹp mắt và thú vị hơn.
Cũng có những website mà khu vực này thường chỉ để 1 ảnh tĩnh, và do đó chúng còn được gọi là banner.
Đây là khu vực chính của websiet và có vai trò quan trọng nhất khu vực này cung cấp nội dung chính cho cho người dùng. Nội dung có thể dưới rất nhiều dạng khác nhau: văn bản, sản phẩm, âm thanh, hình ảnh, video, links…
Đây cũng chính là phần giúp đánh trang web của bạn có hữu ích hay không, có thể lên top Google hay không khi làm SEO website.
Phần chân trang nằm ở dưới cùng của trang web, cũng giống như phần header chúng được xuất hiện ở tất cả các trang con. Nội dung chính bao gồm các thông tin về doanh nghiệp, các chính sách bán hàng - mua hàng, các liên kết nhanh, fanpage Facebook, các social network và đặc biệt luôn có thông tin liên hệ như địa chỉ cụ thể, email, điện thoại, chi nhánh,…
Hiện nay có rất nhiều loại website cũng như mõi website điều có chứng năng và cấu trúc các trang khách nhau do yêu cầu của từng chủ doanh nghiệp, nhưng đối với những website cơ bản thì các trang quan trọng nhất bao gồm những trang sau đây.
Trang chủ đây là trang quan trọng nhất vì tất các các người dùng vào website đầu tiên chính là trang chủ đây còn là bộ mặt của website và của công ty trên môi trường internet. Trang chủ giới thiệu tóm tắt tất cả những dịch vụ/sản phẩm hoặc thông tin hay nhất, chất nhất về website của bạn, trong đó bao gồm nhiều đường link tới các trang liên quan bên dưới.
Đây là trang giới thiệu chi tiết về doanh nghiệp của bạn cũng như các thành quả đạt được, đồng thời kèm theo những lời kêu gọi và thông tin để khách hàng tiềm năng có thể liên hệ.
Đây là trang show các sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp, trang này giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm mà bạn cung cấp và đây cũng chính là trang sinh ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đây là trang có nội dung sâu sắc và hữu ích với khách hàng tiềm năng, và có liên quan nội dung chính của website, thường xoay quanh sản phẩm dịch vụ mà bạn cùng cấp. Đây cũng là nội dung giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm dịch vụ, từ đó có thể tìm hiểu thêm đến những sản phẩm dịch vụ trên website. Trang này góp phần rất lớn trong SEO website.
Đây là nhóm các trang web phụ nhưng có vài trò quan trọng khẳng định những thông tin liên quan đến yếu tố pháp lý của website. Loại này thường báo gồm các trang: Điều khoản sử dụng, Chính sách riêng tư, Chính sách thanh toán, Chính sách bán hàng,...
Xem thêm: Tại sao doanh nghiệp cần có Website? TOP 9 Ưu điểm của Web hiện nay.
Phân loại theo cấu trúc website và cách hoạt động của website thì được phân làm 2 loại đó là website tĩnh và website động:
Website tĩnh được thiết kế bằng các ngôn ngữ như html, css, javascript nội dung trên các loại website này thường rất khó chỉnh sửa hay thay đổi. Nếu muốn thay đổi thông tin thì người quản trị web phải biết cách dùng các các ngôn ngữ lập trình trên. Vì thế website tĩnh hiện nay rất ít người dùng.
Website động ngoài việc được thiết kế như website tính như html, css, và javascript, thì chúng còn dùng thêm 1 ngôn ngữ lập trình server như ASP.NET hay PHP… và một số ngôn ngữ về cơ sở dữ liệu như SQL Server, MySQL. Về việc quản trị website động thì rất dễ ai cũng có thể làm được, cách cập nhật nội dung giống như soạn văn bản trên word mà thôi. Nên hiện tại tất cả các website đang dùng hiện nay là website động.
Xem thêm: Web tĩnh là gì? Web động là gì?
Khi làm website thì chúng ta luôn nghĩ đến là thiết kế website để làm gì với mục đích gì. Vì vậy mà khi nói đến phân loại website trên thực tế không dùng theo cách phân loại theo cấu trúc và cách hoạt động mà được phân loại theo mục đích sử dụng như website giới thiệu công ty, website bán hàng hay website tin tức,....
Loại website này thường được thiết kế khá đơn giản bao gồm các thông tin cần thiết về công ty, lịch sử hình thành phát triển, thành tựu, sản phẩm dịch vụ, thông tin liên lạc…
Website giới thiệu cá nhân cũng tương tự như website giới thiệu công ty, loại website này thường tập trung giới thiệu về thành tựu của cá nhân đó, với vai trò xây dựng thương hiệu cá nhân, hay tạo ra các giá trị về cá nhận giúp quảng bá những dịch vụ mà cá nhân đó cung cấp.
Website bán hàng phức tạp hơn 2 loại website bên trên vì ngoài chức năng giới thiệu về công ty hay cửa hàng, thì website bán hàng có các chức năng cung cấp thông tin về sản phẩm, bán hàng và blog hay chợ điện tử hay diễn đàn bình luân,... Tùy theo chức năng của website bán hàng mà có độ phức tạp khác nhau.
Loại website này thì đơn giản hơn website bán hàng thành phần chủ yếu là blog hay gọi là tin tức giúp cung cấp nhanh thôn tin cho người đọc với các chức năng cơ bản, một số trang tin tức có tích hợp thêm diễn đàn giúp cho các đọc giả có thể trao đổi nội dung với nhau.
Xem thêm: Dịch Vụ Thiết Kế Web Chuẩn SEO
“www là gì? Viết tắt của từ nào?” là một trong những thắc mắc thường xuyên của người dùng internet.Cùng Addo tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết bên dưới nhé!
Thiết kế Web là gì? Những thông tin tổng quan về lĩnh vực thiết kế Web? Hãy cùng Addo.vn tìm hiểu chi tiết đáp án cho thắc mắc trên trong bài viết bên dưới nhé!
Kích thước hình ảnh chuẩn SEO trên Website là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng giúp Website đạt thứ hạng cao trên Google mà các bạn không thể bỏ qua!
Website là nơi quảng bá về sản phẩm, dịch vụ, cung cấp thông tin... của doanh nghiệp đến với khách hàng và người đọc mang đến giá trị từ đó giúp tạo ra đơn hàng từ đó. Website có ưu điểm là thời gian hoạt động liên tục và chi phí thấp nếu bạn quản […]
Website tĩnh là gì? Website động là gì? Bạn có phân biệt được chúng hay chưa? Và chúng ta nên dùng web động hay web tĩnh để giúp phục vụ tốt hơn cho việc kinh doanh hiện tại của mình? Hãy cùng Addo.vn tìm đáp án qua bài viết sau đây nhé! Trong thời buổi […]