Sau khi đã nắm được khái niệm Schema là gì thì tiếp theo đây, Addo.vn sẽ hướng dẫn cho các bạn cách tạo Schema về Person nhằm giúp cụ thể cá nhân hóa! Cùng theo dõi nhé!
Hướng dẫn chi tiết cách tạo Schema Markup từ A đến Z cho cá nhân - Schema Person
Bước 1: Cụ thể hóa cá nhân doanh nghiệp
Những thông tin quan trọng mà Schema Person (Schema cá nhân) cần phải cung cấp đầy đủ gồm:
Schema Person: Về cá nhân.
Context: https://schema.org/
Type: Person.
Name: Tên người thành lập doanh nghiệp.
JobTitle: Vị trí công việc.
Image: Hình ảnh của chủ doanh nghiệp.
Work for: Tên doanh nghiệp.
Url: Địa chỉ Facebook cá nhân, trang mạng xã hội khác, hoặc nếu trên website có 1 trang mô tả thông tin chi tiết về người thành lập ra doanh nghiệp thì bạn hãy điền URL đó vào. Vì ở bước này chúng ta sẽ cung cấp cho Google thông tin cá nhân của chủ doanh nghiệp 1 cách đầy đủ nhất.
SameAs: Tương tự như trên, chúng ta sẽ bỏ vào phần này những trang MXH mà Google ưa thích (Chẳng hạn như: Facebook, Instagram, Tik Tok, Pinterest, Lotus,...).
AlumniOf: Thông tin về chủ doanh nghiệp đã từng học ở những ngôi trường nào dựa theo những gì đã kê khai trên Facebook cá nhân.
Bước 2: Làm cho đối thủ khó lòng phân tích chiến lược của bạn
Nếu như không nắm rõ về kỹ thuật Entity thì chắc chắn các bạn sẽ không thể làm Schema một cách chuẩn chỉnh, thậm chí đôi khi còn không muốn làm Schema nữa! Và điều này cũng chính là một trong những lợi thế của chúng ta nếu áp dụng tốt Schema.
Bởi vì rất khó để đối thủ có thể nghiên cứu được thủ thuật này nếu họ không nắm rõ các kiến thức gốc rễ của Entity cũng như nguyên tắc đồng nhất thông tin ở tất cả mọi nơi!
Do đó, khi đối thủ lén kiểm tra vào Schema của bạn họ sẽ chỉ thấy báo lỗi chứ chắc chắn không thể ngờ toàn bộ đều là chủ ý của chúng ta. Đôi khi chỉ một chi tiết bé xíu cũng sẽ giúp thay đổi toàn bộ cục diện của cuộc chiến này rồi!
Kết luận về lợi ích của Schema Person và Schema Markup
Lợi ích của Schema Person
Việc gắn Schema Person sẽ giúp cho mỗi khi Google vào Website kiểm tra sẽ thấy mọi dữ liệu bên trong trang đồng nhất với những thông tin trên Internet về cá nhân người A (người thành lập) và dễ dàng đưa ra xác nhận thực thể xác định cho doanh nghiệp.
Trong trường hợp nếu không gắn Schema Person vào Website thì Google sẽ khó lòng phân loại được kết quả một cách nhanh chóng và chính xác. Vì nó chỉ có thể dựa trên mỗi thông tin chứ không có đầy đủ ngữ cảnh!
Lợi ích của Schema
Tóm lại: Schema sẽ là yếu tố quan trọng giúp cho chiến lược SEO của bạn trở nên khó lường!
Schema chỉ là một thủ thuật nhỏ mà đã hàm chứa vô vàn yếu tố phức tạp bên trong rồi, huống gì Entity Building - Chủ đề xây dựng cực kỳ lớn.
Những thuật ngữ (term) chuyên ngành liên quan đến Schema
Hãy cùng Addo.vn điểm qua những thuật ngữ (term) chuyên ngành liên quan đến Schema nhé. Chi tiết:
Structured Data (Dữ liệu được cấu trúc)
Structured Data là thuật ngữ đại diện cho phần thông tin được tổ chức dưới dạng đoạn mã hóa nhằm giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung thông tin của trang Web.
Nó cũng xuất hiện dưới hình thức là nội dung định dạng trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm (Serp).
Structured Data cũng là thuật ngữ (term) đại diện cho các mục liên kết với những giá trị (value) giúp xây dựng cấu trúc nội dung thông tin được tốt hơn. Không chỉ SEO mà nó còn liên quan đến bất kỳ thứ gì chứa thông tin nữa.
Microdata (Vi dữ liệu)
Microdata là định dạng giúp đặc tả HTML đại diện “một cách trực quan” để bổ sung ngữ nghĩa cho dữ liệu được cấu trúc.
Dễ hiểu hơn thì chúng ta có thể hiểu Microdata là một dạng thông tin được định hình rõ ràng trực quan như: Văn bản, clip video hay âm thanh.
Ví dụ: Một số dữ liệu cấu trúc được định dạng Microdata hoặc JSON-LD (phương pháp mã hóa dữ liệu liên kết bằng JSON sang JSON-LD - Dạng mã hóa mới cho phép trình bày tuần tự hóa thông tin theo cách tương tự như dạng JSON truyền thống).
Schema
Schema là từ vựng giúp xác định các thuật ngữ (term) và giá trị (value) cho một Website. Có nhiều loại Schema khác nhau.
Ví dụ điển hình như: Dublin Core (còn được gọi là Dublin Core Metadata Element Set) là tập hợp bao gồm mười lăm “phần tử cốt lõi" để mô tả tài nguyên của Website.
Dễ hiểu hơn nữa, chúng ta có thể xem chúng như một loại ngôn ngữ!
Schema.org
Schema.org là một trang Web được xuất bản với mục đích cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng và đánh dấu các dữ liệu được cấu trúc (Schema) trên Website.
Mục tiêu hoạt động chính của nó chính là giúp chuẩn xác hóa các thẻ HTML đã được quản trị viên Website sử dụng nhằm tạo ra nhiều định dạng mô tả kết quả của những chủ đề thu hút lượng quan tâm nhất định từ người dùng.
Đây cũng là Website được rất nhiều nền tảng ưa chuộng và công nhận, nhất là trong việc triển khai Structured Data.
Snippet
Snippet là thuật ngữ lập trình chỉ một vùng nhỏ mã nguồn, mã máy hoặc văn bản được mã hóa có thể tái sử dụng.
Thông thường, Snippet là các đơn vị được xác định chính thức và hoạt động nhằm kết hợp vào các module lập trình lớn hơn.
Ricksnipet
RichSnippet là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các loại dữ liệu có cấu trúc mà các quản trị website có thể thêm vào bằng thẻ HTML.
Nó giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về những nội dung thông tin được chứa bên trong mỗi trang Web.
Tuy nhiên, hiện tại Google đang cập nhật khá nhiều thuật toán nhằm giúp quá trình tìm kiếm và chủ động định hướng thông tin đến người dùng tốt hơn để không phụ thuộc vào các Rich Snippet nhiều nữa.
Những điều cần lưu ý
Hiện tại, có rất nhiều cấu trúc dữ liệu tồn tại ở các định dạng khác nhau (Chẳng hạn như Microdata hoặc JSON-LD).
Chúng ta có thể xác định chính xác thuật ngữ bằng nhiều loại từ vựng (Như Microdata hoặc JSON-LD).
Lưu ý là khi sử dụng loại từ vựng nào thì cần tuân theo đúng kiểu định dạng đó.
Khi nghe ai đó nói đến Schema Markup thì rất có khả năng họ đang muốn nói đến Structured data sử dụng Schema.org.
Kết luận về Schema Markup
Tóm lại: Schema sẽ là yếu tố quan trọng giúp cho chiến lược SEO của bạn trở nên khó lường!
Schema chỉ là một thủ thuật nhỏ mà đã hàm chứa vô vàn yếu tố phức tạp bên trong rồi, huống gì Entity Building - Chủ đề xây dựng cực kỳ lớn.
Còn rất nhiều kiến thức hay ho nữa mà Addo.vn sẽ chia sẻ tiếp trong tương lai không xa! Nếu hứng thú thì các bạn nhớ theo dõi thông tin trên Website của chúng tôi liên tục để không bỏ sót nhé! Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
“www là gì? Viết tắt của từ nào?” là một trong những thắc mắc thường xuyên của người dùng internet.Cùng Addo tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết bên dưới nhé!
Content Pillar là gì? là một trong những câu hỏi thường gặp ở người mới bước chân vào lĩnh vực SEO lẫn Marketing Online, đúng không nào? Tìm hiểu cùng Addo nhé!
Hyperlinks là gì? Vai trò của các liên kết nội bộ trong Topic Cluster? Cùng Addo.vn tìm đáp án chi tiết về vấn đề này trong nội dung bài viết ngay bên dưới nhé!
Bạn đang muốn tìm hiểu về Pillar Page là gì? Đặc điểm và phân loại của Pillar Page như thế nào? Cùng tìm hiểu đáp án chi tiết với Addo.vn qua bài viết sau nhé!
Trong nội dung bài viết bên dưới, Addo.vn sẽ Hướng dẫn cách chèn Schema vào Website Wordpress sao cho chi tiết dễ hiểu và thực hành nhất. Cùng theo dõi ngay nhé!
Trong nội dung bài viết này, Addo sẽ chia sẻ 5 Plugin Schema tốt nhất hiện nay mà các bạn nên ưu tiên lựa chọn sử dụng cho Website của mình. Cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết cung cấp hướng dẫn cách tạo Schema Business từ A đến Z cho doanh nghiệp. Cùng theo dõi nội dung giải đáp trong bài viết sau đây của Addo nhé!
Ảnh hưởng của Schema Markup đến SEO là gì? Nó mang đến những lợi ích cụ thể gì cho việc phát triển doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu với Addo.vn qua bài viết sau nhé!
Schema là gì? Một số loại Schema phổ biến nhất hiện nay? Chỉ cần 30-60 phút sẽ mang về hiệu quả SEO giúp tăng trưởng thứ hạng tổng thể Web chỉ sau vài ngày đấy!
Đặc điểm và tác dụng của Content Cluster có gì đặc biệt? Giúp ích gì cho quá trình SEO Website? Cùng Addo.vn tìm hiểu về vấn đề này trong nội dung bên dưới nhé!