Nội dung bài viết cung cấp hướng dẫn cách tạo Schema Business từ A đến Z cho doanh nghiệp. Cùng theo dõi nội dung giải đáp trong bài viết sau đây của Addo nhé!
Nếu đã đọc đến phần này thì chắc hẳn bạn đã nắm rõ được khái niệm cơ bản về Schema như: Schema là gì? Tại sao cần có Schema? Một số loại Schema phổ biến nhất hiện nay được Google tín nhiệm?,... Và ngay bây giờ, Addo.vn sẽ hướng dẫn chi tiết cách tạo Schema Markup từ A đến Z kèm theo những lưu ý cụ thể trong từng bước. Cùng theo dõi nhé!
Hướng dẫn chi tiết cách tạo Schema Markup từ A đến Z cho doanh nghiệp - Schema Business
Như ảnh ví dụ thì các bạn có thể thấy có hẳn 2 loại nội dung thông tin tương đồng nhau cùng hiển thị trong đoạn Schema. Một bên là “Thông tin chúng ta cần nhập”, một bên là “Thông tin do chúng ta cung cấp để tương ứng với thông tin được yêu cầu”. Tất cả nội dung cần nhập đều được phân cách với nhau bằng dấu “,”.
Lưu ý: Phần dấu phẩy giúp ngắt đoạn này cần phải dùng sao cho thật chính xác. Bởi vì nếu không như vậy thì trong quá trình test, chúng ta sẽ nhận kết quả trả về bị lỗi và Schema này cũng không hoạt động! Những thông tin quan trọng mà Schema Business (Schema doanh nghiệp) cần phải cung cấp đầy đủ gồm:
Context: https://schema.org
Type: Nên thêm vào đây những loại hình doanh nghiệp mà Schema Business có đề cập đến.
Nếu trong trường loại doanh nghiệp của bạn hơi đặc thù và không nằm trong danh sách có sẵn của Schema thì rất có thể Schema sẽ báo lỗi. Nhưng trường hợp này thì thứ hạng từ khóa Website của bạn đôi khi lại nhờ vậy mà tăng vọt lên đấy.
Vì đội ngũ tạo ra trường Type của doanh nghiệp cho Schema hoàn toàn khác với đội ngũ sáng lập thuật toán Google và điều này sẽ giúp đối thủ của bạn khó mà nhận ra để bắt chước được! Chi tiết:
@id: URL website công ty.
Url: URL website công ty.
Logo: URL của logo phải là đường link website doanh nghiệp. Hình logo cần đáp ứng yêu cầu tối thiểu: 112 x 112(px) theo định dạng .jpg hoặc .png. Ngoài ra còn phải cho phép bot Google index hình ảnh.
Image: Để 1 hình ảnh bất kì của doanh nghiệp.
PriceRange: Giá dịch vụ kèm theo mã tiền tệ (Ví dụ như: VNĐ, $,…)
HashMap: Phần này khá quan trọng vì bạn cần phải khai báo chính xác địa chỉ doanh nghiệp của mình ở đâu. Cụ thể:
Bước 1: Lấy URL địa chỉ doanh nghiệp từ Google Map
Để lấy link URL địa chỉ doanh nghiệp đã được khai báo chính xác bỏ vào trong schema Hashmap thì đầu tiên, các bạn cần phải truy cập vào Google Map và Search tên doanh nghiệp của mình.
Lưu ý là: Bạn không được copy trực tiếp URL trên thanh trình duyệt mà phải chọn “chia sẻ” => chọn “Sao chép liên kết” nhé.
Bước 2: Kiểm tra redirect của link URL đã lấy
Bạn cần phải chắc chắn link đã lấy đã được Redirect 301 (Trạng thái chuyển hướng vĩnh viễn và thông báo cho các công cụ tìm kiếm rằng liên kết / bản copy này đã được di chuyển đến địa chỉ hoàn toàn mới) để có thể lấy được trọn vẹn Link Juice (Thuật ngữ đo lường sức mạnh Backlink)từ Google rồi để vào trong Schema của mình.
Nếu là link Redirect 302 (Trạng thái chuyển hướng tạm thời và thông báo cho các công cụ tìm kiếm rằng liên kết / bản copy này đã được di chuyển đến địa chỉ hoàn toàn mới nhưng vẫn dựa trên URL cũ) thì link đó chỉ tương ứng ở mức Nofollow chứ không phải Dofollow và Website của chúng ta sẽ không được hưởng hết trọn vẹn sức mạnh Link Juice từ nguồn đó!
Để tiến hành kiểm tra trạng thái chuyển hướng của Link đã lấy thì bạn chỉ việc truy cập vào redirect-checker.org
Sau đó, bạn dán link mình cần kiểm tra vào ô Search và chọn loại bot (Search Bot – Google Bot) mình đang cần kiểm tra rồi click “Analyse”.
Như trong ảnh ví dụ thì sau khi kiểm tra và bạn nhận được kết quả: Đây là link 301 redirect và trả về đúng địa chỉ URL của bạn trên Google.
Và link này có mã số 200 => Có thể index được thoải mái.
Như vậy tức là mọi thứ đã ổn, và bạn hoàn toàn có thể lấy đường link này bỏ vào trong phần Hashmap trong Schema của mình rồi đấy!
Vậy còn nếu trong trường hợp kiểm tra mang về kết quả: Đây là link 302 redirect thì sẽ phải làm thế nào tiếp theo?
Đừng lo lắng, bạn chỉ cần copy URL ngay bên trên dòng 200 OK để dán vào là ổn ngay nhé!
Bước 3: Bổ sung thông tin
Email: Thêm phần chữ “mailto” vào trước email của doanh nghiệp bạn.
Ví dụ:mailto: addovnn@gmail.com
Founder: Tên người thành lập công ty.
Address: Copy địa chỉ chính xác trên Google Map và dán vào. Nếu thông tin này bạn cần update lại theo địa chỉ mới nhất thì trước tiên hãy vào Google My Business sửa rồi sau đó chỉ cần copy y chang để dán vào Schema.
Một lưu ý nhỏ nữa, nếu trong Google My Business bạn ghi địa chỉ doanh nghiệp là 41F/40 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, 70000, Hồ Chí Minh, Việt Nam thì hãy ghi chính xác y như những gì đã điền vào trong Schema chứ đừng ghi vắn tắt lại như: 41F/40 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh nhé!
Description: Mô tả về dịch vụ của doanh nghiệp.
Name: Tên doanh nghiệp. Và lưu ý là tên này trên tất cả các trang đều phải điền y như nhau. Hiện tại, Addo.vn nhận thấy có nhiều công ty để tên mỗi nơi 1 kiểu. Và như vậy hoàn toàn không ổn! Thông tin doanh nghiệp tại tất cả mọi nơi trên Internet đều phải được đồng bộ hoàn toàn thì người dùng mới có thể nhận diện được.
Có nhiều bạn lo lắng rằng: Nếu không chèn từ khóa chính vào Google Map thì Website sẽ không thể SEO lên Top Google được.
Khái niệm này hoàn toàn không chính xác các bạn nhé! Tuyệt đối đừng cố gắng nhồi nhét từ khóa vào bên trong tên thương hiệu của mình. Có rất nhiều cách khác nhau để SEO Google Map, và phần tên gọi này chỉ là một phần rất nhỏ, còn có hàng tá phương pháp khác nữa!
Fone: Tương tự phần Name, thông tin số điện thoại công bố của bạn cần phải giống nhau ở tất cả mọi nơi trên internet.
Time: Thống nhất về thông tin giờ giấc hoạt động trên Google My Business và trên Schema (Bao gồm những thời điểm như: Open, close, day off,...).
Geo: Tọa điểm của Kinh độ và Vĩ độ của địa chỉ doanh nghiệp trên Google Map. Để lấy được thông tin chính xác của Geo thì bạn cần phải vào trong đường Link => Mục “Chia sẻ” => chọn “Sao chép”.
Trong quá trình lấy thông tin tọa độ thì tránh việc phóng to hay thu nhỏ Map vì có thể sẽ vô ý khiến tọa điểm của Kinh độ hay Vĩ độ của bạn bị thay đổi theo đấy!
Ngoài ra, cần phải nhớ trong quá trình lấy thông tin phần Geo được cung cấp bởi Google Map thì hãy ghi thật chính xác toàn bộ dãy số nhé.
Ví dụ: Nếu Kinh độ là 10.8032591 thì hãy ghi trong Schema chính xác là 10.8032591 chứ đừng chỉ ghi 10.80 nhé).
Potential Action: Là nơi đặt trang đích mà bạn sẽ dẫn dắt để khách hàng click vào.
Ví dụ: Addo.vn muốn dẫn người dùng đến trang đăng ký sử dụng dịch vụ SEO thì sẽ để trang đích là URL trang đăng ký vào.
SameAs: Đây là công cụ khá quan trọng! SameAs cũng là một cú pháp dữ liệu khiến cho nhiều người khi chưa từng biết tới nó chắc chắn sẽ rất ngạc nhiên khi nghe đến. Với SameAs là nơi chúng ta có thể Paste những thông tin khác trên internet mô tả chi tiết hơn về doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, cần phải chú ý: Những thông tin này cần phải đặt trên các Website uy tín.
Mỗi một URL được chèn vào mục này thì nó sẽ đóng vai trò tương tự như 1 link out ra bên ngoài, và nó sẽ khiến cho bạn truyền Link Juice của mình cho trang mình điền vào. Lưu ý là: SameAs chỉ truyền sức mạnh chứ không tính Anchor Text nhé!
Về các Social (Cả Business và Person) ở SameAs thì bạn nên bỏ vào Schema những Social uy tín nhé. Google cực kỳ tín nhiệm việc làm này đấy!
Ví dụ: Khi muốn đặt 1 bài viết PR thì bạn nên chọn những kênh uy tín như Vnexpress, Dân Trí, Wikipedia, những trang mạng xã hội khác (Snapchat, Spotify,...) hoặc những trang trong bảng tri thức trên Google vào Schema nữa.
Có rất nhiều bạn khi nghe đến việc sử dụng Link out kiểu này sẽ lo lắng về việc mình đang tự làm thất thoát mất nguồn sức mạnh cho Website của bản thân. Điều này hoàn toàn sai lầm nhé!
Thực sự Link out cũng rất quan trọng trong SEO, nhất là về phần cấu trúc Silo của Website. Bởi vì khi Web bạn có Link in trỏ về thì cũng nên có Link out ra. Như vậy mới phù hợp với quy luật tự nhiên!
Tuy rằng không có yêu cầu chính thức nào từ Google nhưng trong quá trình nghiên cứu một số trang Web nổi tiếng bên nước ngoài thì Addo.vn nhận ra: Họ thường bỏ đến hơn 40 trang mạng xã hội vào trong Schema!
Nhìn sơ qua thì nghĩ rằng đây là hình thức SEO Spam, nhưng kỳ thực nó lại vô cùng hiệu quả đấy. Bằng chứng là chúng tôi cũng đã áp dụng cho rất nhiều dự án và gặt hái được nhiều thành công vượt trội.
Ngoài ra, nếu bạn đang có ý định điền 40 - 50 trang mạng xã hội vào mục SameAs trong Schema thì nên lựa chọn những trang có thông tin chung chung về doanh nghiệp hoặc về mảng mà bạn không muốn SEO trực tiếp.
Ví dụ: Addo.vn vẫn chèn hàng chục trang mạng xã hội vào Schema của trang chủ Website. Bởi vì chúng tôi không quá chú trọng việc SEO cho trang chủ. Tuy nhiên, với trang dịch vụ SEOthì Addo.vn sẽ chọn lọc và không để quá nhiều link out vào để tránh thất thoát sức mạnh không cần thiết.
Tóm lại: Link out cũng tốt, nhưng tuyệt nhiên đừng bao giờ để quá nhiều Link out nhé!
Bước 4: Kỹ thuật tinh chỉnh Schema không phải ai cũng biết
Có một mẹo nhỏ về Schema có lẽ Google đang cố tình giấu bạn, và sau đây, Addo.vn sẽ tiết lộ ngay: Trong Schema thì chỉ có một số loại Local Business (Doanh nghiệp địa phương) thêm vào được giống như trong hướng dẫn.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp bạn chuyên làm kế toán thì cứ việc lựa chọn khai báo là Accountant Service.
Nhưng nếu doanh nghiệp bạn lại làm về mảng dịch vụ chưa được ghi rõ trong Schema thì sao? Hãy làm như sau:
Đầu tiên, cần phải lưu ý là nội dung khai báo trên Schema phải là tiếng Anh, bởi vì Google sẽ không hiểu rõ về Tiếng Việt đâu. Do đó, chúng ta cần phải biết được chính xác tên gọi dịch vụ của doanh nghiệp mình là gì trong tiếng Anh. Nếu không giỏi tiếng Anh thì bạn hãy chọn ngôn ngữ trình duyệt Google My Business ra tiếng Anh để tra cứu nhé.
Ví dụ: Addo.vn chuyên làm về các “Dịch vụ tiếp thị trên Internet” chứ không chỉ làm mỗi Local Business? Tên tiếng Anh chính xác về dịch vụ của Addo.vn là “Internet Marketing Service”.
Khi check xong thì chúng ta sẽ điền vào phần @type (nhớ viết liền không để khoảng trống nhé).
Sau khi click mũi tên vào mục kiểm tra thì Google sẽ trả kết quả bị lỗi về và bạn nhận được thông báo màu đỏ với nội dung đại loại như: Đây là loại hình doanh nghiệp mà Google không biết tới!
Chắc hẳn khi nhận được thông báo đó, bạn sẽ tự hỏi: Vậy mình đã sai ở chỗ nào à?
Đáp án: Không! Thực ra chỗ này là do Google đang lừa bạn!
Ý của Addo.vn chính là: Đội ngũ code xây dựng dữ liệu cho cấu trúc Schema.org và đội ngũ code xây dựng thuật toán chấm điểm SEO của Google là 2 đội khác nhau!
Do đó, việc cả 2 đội ngũ không đồng nhất thông tin về tên gọi ngành nghề là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra! Bạn có thể hiểu nôm na đây là một trong những “Bug” (lỗi phần mềm) nho nhỏ của Google!
Ngoài ra, bạn cũng hãy cố gắng nhớ một vấn đề chủ chốt: Nhất quán mọi thông tin!
Ví dụ: Cứ điền vào Schema chỗ ngành nghề là “InternetMarketingService” dù Google báo lỗi nhé!
Theo kết quả thử nghiệm thì sau khi tiến hành thủ thuật này thì sau khi Submit Schema xong vài ngày là thứ hạng từ khóa trên Google Map Website đó của chúng tôi nhảy lên cao ngay! Mặc dù Addo.vn chỉ làm duy nhất một thao tác là thay đổi đúng chi tiết nhỏ này thôi!
Có thể vào lúc này, các bạn sẽ không tin vào điều Addo.vn nói! Nhưng hãy cứ mạnh dạn thử test để kiểm chứng nhé!
Những điều cần lưu ý khi ứng dụng Schema
Addo.vn xin nhấn mạnh điều lưu ý quan trọng nhất: Tất cả thông tin dữ liệu được khai báo trên Internet, bao gồm Google lẫn Schema Website đều phải khớp với nhau đến từng chi tiết!
Bởi vì phải làm như vậy thì mới giúp cho Google xác thực doanh nghiệp của bạn dễ dàng hơn, từ đó điểm xếp hạng cũng được cao hơn!
Ví dụ: Trong mục khai báo URL trong Schema thì có nhiều người lại khai báo trên Google My Business đường link họ đang muốn SEO, trong khi những chỗ khác thì lại đang để URL gốc. Điều này sẽ gây ra tình trạng bất cập cho Google và khiến điểm xếp thứ hạng Website của bạn bị tụt. Hãy lưu ý nhé!
Nếu bạn thấy bài viết này hay, hãy đánh giá 5 sao hoặc để lại ý kiến trong phần bình luận bên dưới để chúng mình có thêm động lực tiếp tục phát huy nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
“www là gì? Viết tắt của từ nào?” là một trong những thắc mắc thường xuyên của người dùng internet.Cùng Addo tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết bên dưới nhé!
Content Pillar là gì? là một trong những câu hỏi thường gặp ở người mới bước chân vào lĩnh vực SEO lẫn Marketing Online, đúng không nào? Tìm hiểu cùng Addo nhé!
Hyperlinks là gì? Vai trò của các liên kết nội bộ trong Topic Cluster? Cùng Addo.vn tìm đáp án chi tiết về vấn đề này trong nội dung bài viết ngay bên dưới nhé!
Bạn đang muốn tìm hiểu về Pillar Page là gì? Đặc điểm và phân loại của Pillar Page như thế nào? Cùng tìm hiểu đáp án chi tiết với Addo.vn qua bài viết sau nhé!
Trong nội dung bài viết bên dưới, Addo.vn sẽ Hướng dẫn cách chèn Schema vào Website Wordpress sao cho chi tiết dễ hiểu và thực hành nhất. Cùng theo dõi ngay nhé!
Trong nội dung bài viết này, Addo sẽ chia sẻ 5 Plugin Schema tốt nhất hiện nay mà các bạn nên ưu tiên lựa chọn sử dụng cho Website của mình. Cùng theo dõi nhé!
Làm theo Hướng dẫn chi tiết cách tạo Schema Person từ A đến Z cho cá nhân của Addo.vn sẽ là yếu tố quan trọng giúp cho chiến lược SEO của bạn trở nên khó lường!
Ảnh hưởng của Schema Markup đến SEO là gì? Nó mang đến những lợi ích cụ thể gì cho việc phát triển doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu với Addo.vn qua bài viết sau nhé!
Schema là gì? Một số loại Schema phổ biến nhất hiện nay? Chỉ cần 30-60 phút sẽ mang về hiệu quả SEO giúp tăng trưởng thứ hạng tổng thể Web chỉ sau vài ngày đấy!
Đặc điểm và tác dụng của Content Cluster có gì đặc biệt? Giúp ích gì cho quá trình SEO Website? Cùng Addo.vn tìm hiểu về vấn đề này trong nội dung bên dưới nhé!